Tiếng Anh Trở Thành Ngôn Ngữ Thứ Hai Trong Trường Học!
Hà Nội Tiên Phong: Đưa Tiếng Anh Thành Ngôn Ngữ Thứ Hai Trong Trường Học!
Bạn đã biết về bước tiến quan trọng của Thủ đô Hà Nội? Vậy TP.HCM thì sao? Cùng Atlanticlink khám phá những thách thức, giải pháp và cơ hội mà thủ đô đang mở ra để nâng tầm giáo dục, chuẩn bị cho thế hệ học sinh hội nhập toàn cầu.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội vào ngày 26/08/2024 - khai giảng khóa đào tạo nâng chuẩn năng lực IELTS cho 1.900 giáo viên ngoại ngữ đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết năng lực ngoại ngữ của học sinh Hà Nội hiện đứng thứ 3 toàn quốc. Hà Nội đang tiên phong thực hiện các giải pháp để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, dù đối mặt với nhiều thách thức như thiếu trường lớp, sĩ số học sinh cao, và trình độ giáo viên chưa đồng đều. Để khắc phục, ngành giáo dục xác định cần nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trước tiên. “Chỉ khi có giáo viên giỏi mới đào tạo được học sinh giỏi. Sau khi 1.900 giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ, năng lực sẽ phải vượt qua kỳ thi sát hạch chuẩn. Từ “đội ngũ cái”, thầy cô toả về các trường dạy học, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng cho các giáo viên khác”, ông Cương nói.
Cô Lưu Tú Oanh, giáo viên Ngoại ngữ tại Trường THCS Trưng Vương, nhận định rằng hiện nhiều học sinh chưa giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, cô tin rằng với lộ trình rõ ràng, giải pháp cụ thể và sự đồng hành từ phụ huynh, học sinh có thể đạt mục tiêu này. Đội ngũ giáo viên cần quyết tâm tạo môi trường học tiếng Anh bằng cách sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy và khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ hàng ngày.“Ví dụ như ở Trường THCS Trưng Vương thứ 5 hàng tuần có ngày hội ngôn ngữ thông qua chương trình phát thanh; giờ nói tiếng Anh ở tất cả các lớp và giáo viên bộ môn sẽ đi kiểm tra, đánh giá môi trường ở từng lớp tạo không khí thi đua”, cô Oanh nói.
Dù còn nhiều khó khăn, mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học vẫn nhận được sự mong đợi từ giáo viên và học sinh. Nhiều thầy cô tin rằng, với định hướng và lộ trình rõ ràng, mục tiêu này sẽ dần được hiện thực hóa.
TPHCM: Thí điểm tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học từ năm học 2025-2026
Chiều 27-8, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, thông báo rằng sở đang hoàn thiện dự thảo tiêu chí để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường. Sau khi hoàn tất bộ tiêu chí này, dự kiến sẽ triển khai thí điểm tại một số trường học trong năm học 2025-2026.
CƠ HỘI LỚN DÀNH CHO THẾ HỆ GEN Y
- Thăng Tiến Trong Sự Nghiệp: Gen Y có thể dễ dàng thăng tiến nhờ khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo để kết nối và mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp toàn cầu.
- Nắm Bắt Tri Thức Toàn Cầu: Tiếng Anh giúp họ tiếp cận với kiến thức chuyên môn tiên tiến, cập nhật từ các nguồn tài liệu, hội thảo và khóa học quốc tế.
- Phát Triển Khả Năng Đàm Phán và Lãnh Đạo: Thành thạo tiếng Anh tạo điều kiện cho Gen Y cải thiện kỹ năng mềm, trở nên tự tin hơn trong vai trò lãnh đạo và thuyết phục.
- Đa Dạng Hóa Cơ Hội Kinh Doanh và Khởi Nghiệp: Khả năng Tiếng Anh mở ra cơ hội cho Gen Y tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh và thị trường mới, từ đó tạo nên sự bứt phá.
- Tiếp Cận Các Cơ Hội Đầu Tư Quốc Tế: Nắm vững Tiếng Anh giúp Gen Y tiếp cận với các nguồn vốn, đối tác và cơ hội đầu tư quốc tế, tăng trưởng bền vững và phát triển sự nghiệp lâu dài.
THÁCH THỨC LỚN DÀNH CHO CÁC THẾ HỆ GEN Z
Với những bước tiến mạnh mẽ của Hà Nội trong việc đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, tầm quan trọng của việc nắm vững Tiếng Anh càng được khẳng định rõ ràng. Điều này đặt ra một cảnh báo lớn cho các bạn sinh viên và người đi làm hiện nay: nếu không cải thiện và thành thạo tiếng Anh sớm, cơ hội việc làm trong 5-10 năm tới sẽ trở nên hạn chế hơn. Trong tương lai, khi Tiếng Anh trở thành tiêu chuẩn, những ai không có kỹ năng ngôn ngữ này sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua hội nhập toàn cầu. Atlanticlink đưa ra 1 số thách thức lớn dành cho các thế hệ đi trước, bạn tham khảo:
- Sự Cạnh Tranh Gia Tăng: Khi thế hệ trẻ được đào tạo Tiếng Anh từ sớm, sinh viên và người đi làm hiện tại phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường lao động, nơi mà Tiếng Anh đã, đang và sẽ trở thành một tiêu chuẩn cơ bản.
- Giảm Cơ Hội Việc Làm: Nếu không cải thiện khả năng Tiếng Anh, cơ hội việc làm cho các thế hệ đi trước sẽ ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt trong các lĩnh vực cần giao tiếp quốc tế.
- Chậm Hội Nhập Quốc Tế: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Tiếng Anh là công cụ không thể thiếu. Những người không thông thạo tiếng Anh có nguy cơ bị loại khỏi các cơ hội phát triển nghề nghiệp quốc tế.
- Khó Khăn Trong Việc Học Tập và Nâng Cao Kỹ Năng: Người lớn tuổi hơn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các tài liệu học tập, nghiên cứu, hoặc các khóa học chuyên sâu bằng tiếng Anh, từ đó hạn chế khả năng nâng cao trình độ và thăng tiến trong công việc.
- Áp Lực Thay Đổi Tư Duy và Thói Quen Học Tập: Để không bị tụt hậu, các thế hệ đi trước cần thay đổi tư duy và thói quen học tập, đầu tư thời gian và công sức vào việc học tiếng Anh để bắt kịp xu hướng phát triển.
Với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong giáo dục, tiếng Anh trở thành yếu tố không thể thiếu để hội nhập và phát triển sự nghiệp trong tương lai. Đừng để bản thân bị tụt lại phía sau! Tham gia ngay khóa học tiếng Anh tại Atlanticlink – nơi bạn sẽ được học tập cùng giáo viên chuyên nghiệp, lộ trình học cá nhân hóa và phương pháp học hiện đại. Đăng ký ngay để được ưu đãi hấp dẫn!